+84977059448

Tính toán phụ tải cho máy phát điện – Hàng ngoại nhập

Ngày nay, thiết bị điện ngày càng nhiều, phổ biến, nên nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao. Điện không chỉ sử dụng trong sinh hoạt đời sống mà còn sử dụng trong các xí nghiệp, nhà máy. Nhu cầu dùng máy phát điện ngày một tăng cao. Tuy nhiên bạn đã biết cách tính toán phụ tải cho máy phát điện như thế nào là đúng chưa? 

Đối với người đang có nhu cầu mua máy phát điện, nên đọc bài viết dưới đây. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về phụ tải điện, phân loại phụ tải và quan trọng nhất là cách tính toán phụ tải cho nó.

 1. Tìm hiểu về phụ tải điện và phân loại để rõ hơn về tính toán phụ tải cho máy phát điện

Phụ tải điện là số liệu được tính toán để chúng ta có thể thiết kế một hệ thống cung cấp điện. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ vận hành, công suất, số lượng máy,.. Chính vì thế, việc tính toán phụ tải cho máy  rất khó khăn và quan trọng.

Công việc tính toán phụ tải máy phát điện rất quan trọng vì nếu bạn tính phụ tải nhỏ hơn thực tế sẽ gây ra tình trạng quá tải, cháy nổ, hụt công suất và rất lãng phí.

Có 3 loại chính:

  • Phụ tải loại 1: là phụ tải quan trọng và không được mất điện.
  • Phụ tải loại 2: dùng cho xí nghiệp, siêu thị,..
  • Phụ tải loại 3: dùng trong sinh hoạt, khu dân cứ, trường học.

Tính toán phụ tải cho máy phát điện

2. Cách tính toán phụ tải cho máy phát điện

Đầu tiên, hãy xác định số máy biến áp đặt trong trạm. Công suất của một máy được tính theo công thức sau :

  • Trạm một máy :
    SđmB ≥Stt        (*)
  • Trạm hai máy :
    SđmB ≥ Stt/1,4

Giải thích kí hiệu :

  • SđmB: là công suất định mức của máy biến áp được nhà sản xuất cho
  • Stt: là công suất tính toán
  • 1,4 là hệ số quá tải. (phụ thuộc vào thời gian quá tải, chỉ lấy hệ số này khi trạm có 2 máy nhưng gặp sự cố 1, máy còn lại cho phép quá tải 1,4 trong 5 ngày đêm, mỗi ngày không quá 6 giờ, hệ số trước khi quá tải không quá 0.75). Nếu không đúng điều kiện này phải tra đồ thị để xác định.

Khi dùng máy ngoại nhập phải đưa vào công thức hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ kể đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường chế tạo và môi trường sử dụng máy :

Khc = 1 – [t1 – to]/100

trong đó :

  • t0: là nhiệt độ môi trường chế tạo, oC
  • t1: là nhiệt độ môi trường sử dụng, oC

 3. Ví dụ về cách tính toán phụ tải cho máy phát điện thuận tiện cho bạn theo dõi và làm theo.

Tính phụ tải cho máy phát điện

Ví dụ 1: Lựa chọn máy biến áp cấp điện cho một thôn nông nghiệp gồm 250 hộ dân, điện áp 35 kV.

Giải

Điện sinh hoạt là phụ tải loại 3, trạm đặt 1 máy biến áp là đủ dùng.

Công suất tính toán được tính theo công thức dưới đây:

Ptt = P0 x h

trong đó :

h: là số hộ dân trong thôn.

P0:là công suất tính toán cho một  hộ [kW/hộ].

Với h = 250 hộ và công suất tính  toán 1 hộ là 0,5 kW, ta xác định được công suất tính toán toàn thôn:

Ptt = 0,5 (kW)  x 250 (hộ) = 125 kW

Với phụ tải sinh hoạt lấy cosφ = 0,85 ta xác định được công suất tính toán toàn phần:

Stt = Ptt (kW) / cosφ = 125 / 0,85 = 147 kVa

Trên đây là cách tính đơn giản và dễ áp dụng nhất cho tất cả mọi người tiện trong việc tính toán phụ tải cho máy phát điện. Nếu bạn muốn biết thêm về máy phát điện, có thể tham khảo bài viết máy phát điện mất pha 

Bạn có thể liên hệ website: https://vinagenset.com/ để được tư vấn, lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Đây là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng tin dùng vì chất lượng sản phẩm và các dịch vụ cung cấp cho khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *